Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014


Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng múi chiếu 6o, kinh tuyến trục 105o thay cho múi chiếu 3o với các kinh tuyến trục địa phương trong thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 và 1/2.000
TS. Lê Đại Ngọc, Cục Bản đồ/BTTM
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sử dụng múi chiếu 60, kinh tuyến trục 1050 thay cho múi chiếu 30 với các kinh tuyến trục địa phương trong thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 và 1/2.000 khu vực tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào.
1. Đặt vấn đề
          Đối với phương pháp truyền thống trước đây, việc tham chiếu chồng xếp các bản đồ giấy ở các múi chiếu khác nhau trên cùng một khu vực khá dễ dàng và đơn giản vì chỉ cần đối chiếu theo tọa độ trắc địa (kinh vĩ độ). Qui định kỹ thuật trong qui phạm về sử dụng múi chiếu tương ứng cho mỗi loại tỷ lệ bản đồ là hoàn toàn phù hợp với phương pháp sử dụng bản đồ giấy. Do đó, người sử dụng gần như không cần phải bận tâm về biến dạng chiều dài do phép chiếu bản đồ.
          Ngày nay, với công nghệ bản đồ số, nếu muốn hiển thị tham chiếu nhiều bản đồ có cơ sở toán học múi chiếu khác nhau trong một môi trường đa tỷ lệ, bắt buộc chúng ta phải chuyển đổi tọa độ các bản đồ đó về cùng một múi chiếu thống nhất. Nhưng việc chuyển đổi này cũng không hề dễ dàng, khi phải thực hiện với hàng trăm mảnh bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu sử dụng thống nhất một múi chiếu duy nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiển thị, phân tích trong một môi trường cơ sở dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ.
          Theo qui phạm của ngành đo đạc bản đồ, đối với bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ từ 1/25.000 trở xuống, thường sử dụng múi chiếu 60 với kinh tuyến trục 105o, còn khi thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn như 1/5.000, 1/2.000 và lớn hơn thường sử dụng múi chiếu 30 với kinh tuyến địa phương để hạn chế tối đa sự biến dạng do ảnh hưởng của phép chiếu bản đồ gây ra. Tuy nhiên trong thực tiễn, nhiều lúc cần phải tham chiếu quan sát nhiều mảnh bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau trên cùng một khu vực. Nếu như các mảnh bản đồ sử dụng các múi chiếu khác nhau thì khi hiển thị tham chiếu tất cả các dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ trong cùng một môi trường đồ họa trên máy tính, các bản đồ này sẽ không thể tích hợp tọa độ được với nhau. Với công nghệ sản xuất bản đồ số bằng phần mềm MicroStation hay ArcGIS hiện nay, đã làm nảy sinh những bất cập cho việc khai thác sử dụng cũng như biên tập trình bày các yếu tố nội dung bản đồ trong một môi trường làm việc đa tỷ lệ. Bài báo này sẽ phân tích kết quả thực nghiệm sử dụng múi chiếu 6o, kinh tuyến trục 105o thay cho múi chiếu 3o với kinh tuyến trục địa phương trong thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 và 1/2.000 thuộc Dự án thành lập bộ bản đồ không gian 3 chiều tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào (gọi tắt là dự án bản đồ 3D).
2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng múi chiếu 60  và múi chiếu 30  trong công tác thành lập bản đồ
2.1. Khái  quát về Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 với múi chiếu 60  và múi chiếu 30
Từ sau năm 2000 chúng ta sử dụng hệ tọa độ (HTĐ) quốc gia mới có tên là VN-2000 (theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000).  Đây là HTĐ được xác lập trên Elipxoid WGS-84, phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) và hệ độ cao Hòn Dấu.
Một số đặc điểm chính của Hệ tọa độ VN-2000 như sau:
a)    Elipxoid quy chiếu quốc gia là elipxoid WGS-84 toàn cầu có các kích thước:
-        Bán trục lớn                                    a = 6378137,0m
-        Độ dẹt                                             f = 1: 298,257223563
-        Tốc độ quay quanh trục                  ω = 7292115,0 x 1011 rad/s
-        Hằng số trọng trường Trái đất        GM = 3986005.108m3s2
b)    Vị trí elipxoid quy chiếu quốc gia được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên phạm vi toàn lãnh thổ.
c)    Điểm gốc toạ độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
d)    Hệ toạ độ phẳng: Hệ toạ độ UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với hệ số biến dạng chiều dài k0 = 0.9996 đối với múi 6o và k0 = 0.9999 đối với múi 3o. Trong đó:
- Múi 60 theo cách chia múi quốc tế được sử dụng cho các bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/25.000. Việt Nam có ba múi 60 như trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1
Số thứ tự
Kinh tuyến biên trái
Kinh tuyến trục
Kinh tuyến biên phải
Múi 48
1020
1050
1080
Múi 49
1080
1110
1140
Múi 50
1140
1170
1200
- Múi 30 được sử dụng cho các loại bản đồ cơ bản tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/2.000. Việt Nam có 6 múi 30 như trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Số thứ tự
Kinh tuyến biên trái
Kinh tuyến trục
Kinh tuyến biên phải
Múi 481
100030’
1020
103030’
Múi 482
103030’
1050
106030’
Múi 491
106030’
1080
109030’
Múi 492
109030’
1110
112030’
Múi 501
112030’
1140
115030’
Múi 502
115030’
1170
118030’
- Hệ thống bản đồ địa chính sử dụng múi chiếu có kinh tuyến trục phù hợp với vị trí địa lý của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như trong bảng 3 dưới đây:
Bảng 3
STT
Tỉnh, TP.
Kinh tuyến trục
STT
Tỉnh, TP.
Kinh tuyến trục
1
Lai Châu, Điện Biên
103000’
32
Tiền Giang
105045’
2
Sơn La
104000’
33
Bến Tre
105045’
3
Kiên Giang
104030’
34
Hải Phòng
105045’
4
Cà Mau
104030’
35
TP. HCM
105045’
5
Lào Cai
104045’
36
Bình D­ương
105045’
6
Yên Bái
104045’
37
Tuyên Quang
106000’
7
Nghệ An
104045’
38
Hoà Bình
106000’
8
Phú Thọ
104045’
39
Quảng Bình
106000’
9
An Giang
104045’
40
Quảng Trị
106015’
10
Thanh Hoá
105000’
41
Bình Ph­ước
106015’
11
Vĩnh Phúc
105000’
42
Bắc Kạn
106030’
12
Hà Tây
105000’
43
Thái Nguyên
106030’
13
Đồng Tháp
105000’
44
Bắc Giang
107000’
14
Cần Thơ
105000’
45
TT-Huế
107000’
15
Bạc Liêu
105000’
46
Lạng Sơn
107015’
16
Hà Nội
105000’
47
Kon Tum
107030’
17
Ninh Bình
105000’
48
Quảng Ninh
107045’
18
Nam
105000’
49
Đồng Nai
107045’
19
Hà Giang
105030’
50
BR_Vũng Tầu
107045’
20
Hải D­ương
105030’
51
Quảng Nam
107045’
21
Hà Tĩnh
105030’
52
Lâm Đồng
107045’
22
Bắc Ninh
105030’
53
Đà Nẵng
107045’
23
H­ưng Yên
105030’
54
Quảng Ngãi
108000’
24
Thái Bình
105030’
55
Ninh Thuận
108015’
25
Nam Định
105030’
56
Khánh Hoà
108015’
26
Tây Ninh
105030’
57
Bình Định
108015’
27
Vĩnh Long
105030’
58
Đắc Lắc
108030’
28
Sóc Trăng
105030’
59
Phú Yên
108030’
29
Trà Vinh
105030’
60
Gia Lai
108030’
30
Cao Bằng
105045’
61
Bình Thuận
108030’
31
Long An
105045’



2.2. Phép chiếu UTM
          Khi thành lập bản đồ địa hình, vấn đề rất cần thiết là phải biểu thị bề mặt hình cầu của trái đất lên mặt phẳng. Nhưng thực tế không thể trải một mặt cong như thế lên mặt phẳng được vì khi đó các yếu tố trên mặt đất sẽ bị biểu thị sai lệch. Vì vậy người ta đã cắt bề mặt địa cầu theo các kinh tuyến sao cho các phần có kích thước nhỏ đến mức thực tế có thể coi như mặt phẳng.
          Phép chiếu UTM là phép chiếu hình giữ góc, mặt chiếu hình là mặt hình trụ ngang. Hình tr không tiếp xúc mà ct qu địa cu ti hai kinh tuyến biên, cách đều kinh tuyến trục 180km về hai phía Đông và Tây (hình 1). Phép chiếu UTM có đặc điểm như sau:
-        Là phép chiếu đồng góc.
-        Kinh tuyến giữa là đường thẳng và là trục đối xứng, tỉ lệ độ dài k0 = 0.9996 (đối với múi 6o).
-        Tỉ lệ độ dài k0  trên kinh tuyến giữa là một hằng số và là nhỏ nhất.
-        Trên phép chiếu UTM có hai đường chuẩn đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa cắt xích đạo tại những điểm cách kinh tuyến giữa một khoảng 1o30', trên đường chuẩn không có biến dạng càng xa đường chuẩn biến dạng càng tăng, trong phạm vi múi 6o các đường đồng biến dạng có dạng gần như các đường thẳng song song với kinh tuyến giữa. Trong vùng giới hạn bởi kinh tuyến biên và đường chuẩn, giá trị k > 1 (nghĩa là giá trị cạnh đo trên bản đồ sẽ lớn hơn giá trị thực). Còn vùng được giới hạn bởi kinh tuyến tuyến trục với đường chuẩn có giá trị k < 1, (nghĩa là giá trị cạnh đo trên bản đồ sẽ nhỏ hơn giá trị thực).
-        Trị số biến dạng lớn nhất trong phạm vi múi 6o là tại giao điểm của kinh tuyến biên với xích đạo = 0.2%.
Ưu điểm của phép chiếu này là sai số chiếu hình rất nhỏ và được dàn đều trên toàn múi.
Hình 1. Phép chiếu UTM múi 6o
2.3. Sự biến dạng do sử dụng  phép chiếu bản đồ với múi 6o và 3o
Với đặc điểm là một HTĐ vuông góc không gian, HTĐ có một tính chất đặc biệt đó là không có sự tương ứng tỷ lệ hoàn toàn giữa kích thước của các đối tượng trên mặt đất và trên bản đồ. Sự không tương ứng tỷ lệ giữa kích thước của các đối tượng trên bản đồ và kích thước thực của chúng trên mặt đất được gọi là biến dạng của phép chiếu.
Nếu ký hiệu kích thước của các đối tượng trên mặt đất là DG và kích thước trên bản đồ của nó trong HTĐ quốc gia là D thì ta sẽ có quan hệ:
D = kDG                                            (1)
Trong đó: k gọi là hệ số chiều dài (scale factor)
Hệ số chiều dài k được tính theo công thức sau:
k = k0 +                     (2)
Trong đó:
k0 - Hệ số chiều dài tại kinh tuyến trục;
ytb - Giá trị tọa độ y trung bình khu vực thi công;
R - Bán kính của quả đất (R ≈ 6380km)

Giá trị k0 được chọn riêng cho từng HTĐ.
Hình 2. Vùng gần như không bị biến dạng do phép chiếu
Tuy về mặt lý thuyết chỉ có các đối tượng nằm trên hai kinh tuyến cách đều kinh tuyến trục là không bị biến dạng, nhưng trong thực tế có thể giới hạn vùng không biến dạng theo hệ số k0 bằng một dải có bề rộng khoảng 40 km thuộc dải (180 ± 20)km (20km về mỗi phía) đối với múi 6o và (90 ± 10)km đối với múi 3o. Trong vùng này biến dạng chiều dài của các đối tượng < 4mm/1km và có thể coi là không đáng kể (xem hình 2).
Trong HTĐ VN-2000 múi 6o người ta chọn k0 = 0,9996. Với cách chọn này quan hệ giữa kích thước của các đối tượng trên mặt đất và trên bản đồ sẽ được thể hiện bằng công thức sau đây:
D = DG                     (3)
Công thức (3) cho chúng ta thấy khi sử dụng HTĐ VN-2000 sẽ có 2 khu vực mà ở đó hệ số chiều dài m ≈ 1 (nghĩa là ở đó có sự tương ứng tỷ lệ giữa kích thước của các đối tượng trên mặt đất và trên bản đồ hay gọi là khu vực không biến dạng) và hai khu vực đó có giá trị tọa độ là:
ytb=               (4)
Để hạn chế giá trị biến dạng của lưới chiếu, người ta  sử dụng múi chiếu 3o. Trong HTĐ VN-2000 múi 3o người ta chọn k0= 0.9999 và quan hệ giữa kích thước của các đối tượng trên mặt đất và trên bản đồ được thể hiện bằng công thức sau:
D = DG                       (5)
Với múi chiếu 3o trong HTĐ VN-2000 khu vực coi như không biến dạng có toạ độ:
ytb =                 (6)
Ví dụ nếu sử dụng HTĐ VN-2000 thì tại kinh tuyến trục biến dạng của các đối tượng là lớn nhất và kích thước trên bản đồ sẽ nhỏ hơn kích thước thực của chúng trên mặt đất.
Từ những điều đã nêu ở trên chúng ta thấy vùng có hệ số biến dạng chiều dài m ≈ 1 là vùng thoả mãn điều kiện:
- Đối với múi 60
(7)
 
               
- Đối với múi 30
(8)
 
                              | ytb  - 500km| 90km ± 10km
Nếu điều kiện (8) không được thỏa mãn thì cần chọn lại kinh tuyến trục cho hợp lý.
Vấn đề kỹ thuật tiếp theo cần khẳng định là đối với dự án 3D, việc chọn múi chiếu 60 ­, kinh tuyến trục 1050  thay cho múi 30, kinh tuyến trục địa phương có ảnh hưởng đến độ chính xác thành lập bản đồ do ảnh hưởng của biến dạng lưới chiếu hay không?
3. Xác định biến dạng phép chiếu tại khu vực thi công khi sử dụng các múi chiếu với kinh tuyến trục khác nhau
          Khảo sát phạm vi thi công gồm có 131 khu vực nằm dọc theo tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam - Campuchia, trong đó 48 khu vực cần thành lập bản đồ tỷ lệ 1/2.000 và 83 khu vực cần thành lập bản đồ tỷ lệ 1/5.000.
3.1. Sử dụng múi 60 kinh tuyến trục 1050
 




























k=1
 
Hình 3. Sơ đồ phân bố sự biến dạng tại các khu vực thi công
khi sử dụng múi 60 kinh tuyến trục 1050
Trên sơ đồ cho thấy có 44 khu vực có hệ số biến dạng k > 1, bao gồm:
          - Khu Ngã ba biên giới (Việt-Lào-Trung) - Mốc A2 đến khu vực Cửa khẩu Tây Trang-Pang Hốc (5 khu vực);
- Khu R16-S1 đến khu Hoàng Diệu–LaPaKhê (39 khu vực).
3.2. Sử dụng múi 30 kinh tuyến trục 1020,  1050 và 1080
Qua sơ đồ (hình 4) cho thấy có 57 khu vực có hệ số biến dạng k > 1, gồm:
          - Từ điểm Huổi Puốc-Na Xon đến Chiềng Khương-Bản Đáng (4 khu vực);
- Từ điểm Mốc 04 đến điểm Điểm cao 863 (16 khu vực);
- Từ điểm Cửa khẩu Xa Mát-Trapeang Philong đến điểm Hoàng Diệu–LaPaKhê (10 khu vực);
- Từ điểm Cửa khẩu Long Phước-Tày đến điểm Bình Hiệp-Prâyvo (27 khu vực).
 




























Hình 4. Sơ đồ phân bố sự biến dạng tại các khu vực
khi sử dụng múi 30 kinh tuyến trục 1020, 1050 và 1080
3.3. Sử dụng múi 30 kinh tuyến trục địa phương
Sai số do biến dạng được phân phối đều, đảm bảo sự biến dạng là nhỏ nhất (do việc sử dụng kinh tuyến trục là kinh tuyến đã được lựa chọn hợp lý nhất cho từng địa phương).
3.4. Kết quả thực nghiệm
* Phương pháp thực nghiệm như sau:
          - Đo chiều dài đường chéo lớn nhất trên bản đồ tại mỗi khu vực thi công theo 3 trường hợp:
          + Trường hợp 1: Múi 60 kinh tuyến trục 1050
          + Trường hợp 2: Múi 30 kinh tuyến trục 1020, 1050 và 1080.
          + Trường hợp 3: Múi 30 kinh tuyến trục địa phương theo quy định đối với từng địa phương.
          - Tính chiều dài thực của các đường chéo DG theo công thức (3).
- Tính toán trị biến dạng chiều dài cạnh đo trên bản đồ/1km chiều dài thực ((D-D­G)/ D­G) theo 3 trường hợp trên.
* Các số liệu thống kê kết quả tính toán biến dạng:
- Đối với Múi 60 kinh tuyến trục 1050
+ Khu vực có trị biến dạng lớn nhất là khu vực Ngã ba biên giới Việt- Lào- Trung đến mốc A-2/Điện Biên bằng 0.653m/km.
+ Biến dạng trung bình trên toàn tuyến bằng ±0.32m/km.
- Đối với Múi 30 kinh tuyến trục 1020, 1050 và 1080
·       Khu vực thuộc múi 30 kinh tuyến trục 1020:
+ Trị biến dạng lớn nhất tại khu vực Ngã ba biên giới Việt-Lào-Trung đến mốc A-2/Điện Biên bằng 0.097m/km.
+ Trị biến dạng trung bình trên toàn tuyến bằng ±0.046m/km.
·       Khu vực thuộc múi 30 kinh tuyến trục 1050:
+ Trị biến dạng lớn nhất tại khu vực Sông Măng/Bình Phước bằng 0.472m/km.
+ Trị biến dạng trung bình trên toàn tuyến bằng ±0.107m/km.
·       Khu vực thuộc múi 30 kinh tuyến trục 1080:
+ Trị biến dạng lớn nhất tại khu vực Mốc 43/Gia Lai-Đăk Lăk bằng 0.898m/km.
+ Trị biến dạng trung bình trên toàn tuyến bằng ±0.761m/km.
- Đối với Múi 30 kinh tuyến trục địa phương theo quy định đối với từng địa phương.
+ Trị biến dạng lớn nhất tại khu vực Bến Phố Chia Rư/Thừa Thiên Huế bằng 0.106m/km.
+ Trị biến dạng trung bình trên toàn tuyến bằng 0.064m/km.
* Đánh giá kết quả thực nghiệm:
          - Kết quả thực nghiệm hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Giá trị biến dạng về chiều dài trên đơn vị 1 km, đối với múi 60 đạt trung bình cỡ một vài dm; đối với múi 30 kinh tuyến trục địa phương đạt trung bình cỡ vài cm.
          - Nếu sử dụng múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1050 thay cho múi chiếu 30 kinh tuyến trục địa phương thì phần lớn các khu vực thi công xuất hiện sự gia tăng giá trị biến dạng chiều dài. Tuy nhiên, kết quả tính toán biến dạng tại tỉnh Điện Biên, Sơn La (2 khu vực), tỉnh Quảng Trị (7 khu vực), tỉnh Bình Phước (3 khu vực) cho thấy sự biến dạng trên múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1050 là nhỏ hơn so với sự biến dạng trên múi chiếu 30 kinh tuyến trục địa phương. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn kinh tuyến địa phương cho múi 30 là chưa hợp lý tại các khu vực nêu trên.
          Qua khảo sát tính toán trị biến dạng chiều dài của 131 khu vực trên múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1050, chúng ta thấy rằng sự biến dạng đều nhỏ hơn 1m so với yêu cầu kỹ thuật  về độ chính xác của dự án bản đồ 3D là 2.5m.
4. Kết luận
          Kết quả tính toán thực nghiệm đã cho thấy, sự biến dạng do phép chiếu trên các múi khác nhau đều nằm trong hạn sai cho phép của yêu cầu kỹ thuật của dự án thành lập bản đồ 3D.
          Việc sử dụng dụng múi chiếu 6o, kinh tuyến trục 105o thay cho múi chiếu 3o kinh tuyến trục địa phương trong công tác thành lập bộ bản đồ 3D nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu bản đồ đa tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 và 1/2.000 cùng có duy nhất một cơ sở toán học sử dụng một múi chiếu thống nhất để dễ dàng hơn cho mô phỏng trong không gian 3 chiều. Điều này vô cùng thuận tiện cho việc tra cứu, hiển thị tích hợp cùng lúc nhiều dữ liệu bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau trên máy tính. Tuy nhiên sẽ có một vài hạn chế nhất định khi tính toán chiều dài cạnh tại những khu vực xa kinh tuyến trục do ảnh hưởng biến dạng của phép chiếu bản đồ. Vì vậy cần lưu ý rằng khi xác định chiều dài, hay diện tích trong công tác trắc địa công trình đòi hỏi chính xác  cao, cần cộng thêm giá trị hiệu chỉnh về biến dạng chiều dài để tránh sai sót đáng tiếc về sai lệch giữa giá trị đo trên bản đồ và giá trị thực. Việc tính số cải chính biến dạng được xác định bằng công thức toán học (3). Chúng tôi cũng đã lập sẵn bảng tra cứu tính các số hiệu chỉnh về biến dạng chiều dài do phép chiếu trên 131 khu vực lập bản đồ 3D để giúp cho người sử dụng dễ dàng tính toán giá trị cạnh thực khi thiết kế hay thi công công trình đòi hỏi có độ chính rất cao cỡ một vài cm.
          Mặt khác, trong môi trường MGE-MicroStation, chúng ta có thể xác định trực tiếp chiều dài trắc địa (cạnh đo trên bề mặt ellipsoid) trên nền bản đồ số. Điều này có nghĩa là việc đo chiều dài cạnh theo cách này sẽ không còn phụ thuộc vào bất cứ phép chiếu bản đồ được lựa chọn và như vậy nếu cạnh trắc địa đo trên múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1050 sẽ bằng cạnh đo trên múi chiếu 30 kinh tuyến trục địa phương.
          Từ hai lý do phân tích ở trên, để đảm bảo cho việc biểu thị đồng bộ Bộ bản đồ không gian 3 chiều các khu vực trên toàn tuyến, chúng tôi đã đề nghị Ban Quản lý dự án thống nhất sử dụng múi chiếu 60 kinh tuyến trục 1050 thay cho múi chiếu 30 kinh tuyến trục địa phương khi xây dựng CSDL Bộ bản đồ không gian 3 chiều các tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000  và 1/25.000.
Tài liệu tham khảo
1.     Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
2.    Dự án thành lập Bộ bản đồ không gian 3 chiều biên giới trên đất liền Việt Nam – Campchia, Việt Nam – Lào, Cục Bản đồ/BTTM, 2011
Summary
Scientific basis and practicality of using projection zone 60, central meridian 1050 projection zones instead of 30 with the local central meridian in establishing multi-scale database 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 and 1/2.000
Dr. Le Dai Ngoc
 Defence Mapping Agency

This paper presents a research result on the use of projection zone 60, central meridian 105o instead of projection zone 30 with the local central meridian in establishing multi-scale database 1/25.000, 1/10.000, 1/5.000 and 1/2.000 in the border belt area Vietnam - Cambodia, Vietnam - Laos.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét